• Hotline: 0399.215.799
  • Email: info.inpacom@gmail.com
vien

NGÀNH LÂM NGHIỆP NÊN ĐẶT MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CAO HƠN

  • 16/01/2023

Những thống kê và so sánh với thời điểm cùng kỳ các năm trước đã nói lên ngành lâm nghiệp ở Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi đồng thời ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì thế ta cần phải đặt mục tiêu cao hơn cho năm tiếp theo và có những phương pháp đúng đắn để đất nước nói chung và ngành nghề nói riêng càng phát triển mạnh.

5 chỉ tiêu được đề ra được hoàn thành vượt mức mong đợi

Thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm là từ gỗ cùng với lâm sản của Việt Nam có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ điển hình như xuất khẩu qua các quốc gia lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Minh Châu Âu và Hàn Quốc với tổng trị giá xuất khẩu đạt tới con số 15,48 tỷ USD, chiếm hơn 90% tổng trị giá xuất xuất khẩu của toàn ngành hàng.

NGÀNH LÂM NGHIỆP NÊN NÊN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CAO HƠN

Gỗ là mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường của Việt Nam

Ngành lâm nghiệp ở Việt Nam đang dần trở ngành nghề đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế nước nhà, điều này được thể hiện rõ ràng qua 5 chỉ tiêu sau:

  • Tỷ lệ phủ xanh tại Việt Nam đạt 42%.
  • Cả nước thi hành chính sách trồng rừng và đã đạt được con số là 259.615 heta rừng, đạt 106% so với kế hoạch trong đó rừng phòng hộ là 8.636 heta, rừng đặc dụng là 1.611 heta và rừng sản xuất là 249.369 ha. Song đó, cả nước cũng đã trồng được 122 triệu cây phân tán, đạt mức 103% so với kế hoạch.
  • Sản lượng khai thác gỗ từ rừng sản xuất tính gồm luôn cả cây phân tán vào năm 2022 ước tính đạt 19.699 nghìn mét khối, vượt 6,57% so với kế hoạch và tăng 7,2% so với năm 2021.
  • Giá trị từ việc xuất khẩu gỗ và lâm sản ước tính đã đạt 17 tỷ USD, vượt 3,8% so với kế hoạch đề ra lúc ban đầu, và tăng hơn 6% so với năm 2021.
  • Thu phí dịch vụ bảo vệ môi trường rừng đạt 3.687 tỷ đồng đạt mức 123% kế hoạch thu của năm 2022 và tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có 2.285 tỷ đồng thuộc  Quỹ Trung Ương thu được, số còn lại là quỹ tỉnh đã thu được. Trong năm 2022, Quỹ tỉnh đã chi số tiền 2.804 tỷ đồng tiền so với năm 2021 con số đã đạt hơn 108% kế hoạch đề ra và thực hiện chi tạm ứng 961,24 tỷ đồng tiền của năm 2022 cho các chủ rừng.

Điều này đã góp phần thúc đẩy các chủ rừng tích cực hơn trong việc bảo vệ rừng và nhân rộng diện tích trồng rừng phủ xanh. Đến nay đã có hơn 300 chủ rừng xây dựng và áp dụng phương án quản lý, bảo vệ rừng và đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các dự án với tổng diện tích khoảng 4 triệu heta, đạt 49% so với tổng diện tích rừng được giao trồng. Số chủ rừng còn lại đang xây dựng phương án, 212 chủ rừng chưa có phương án với tổng diện tích khoảng 4,2 triệu ha.

Mục tiêu phấn đấu và phát triển năm tiếp theo


Với mục tiêu phấn đấu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 18 tỷ USD thì các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh những gì đang làm tốt, đồng thời phải khắc phục những sai sót trong quá trình làm việc.

NGÀNH LÂM NGHIỆP NÊN NÊN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CAO HƠN

Với thị phần phát triển, hàng hóa trong kho cũng trở thành một vấn đề mà doanh nghiệp cần giải quyết

Theo người lãnh đạo của Tổng cục Lâm nghiệp, đã cho rằng kết cấu cơ sở hạ tầng cho phát triển lâm nghiệp vẫn chưa được đầu tư đúng chỗ, các doanh nghiệp lâm sản còn nhiều hạ tầng cơ sở yếu kém, thiếu trang thiết bị dùng để phục vụ công việc. Nhiều thực trạng liên quan đi kèm, một số nơi không đảm bảo an toàn. Đồng thời các chính sách, ưu đãi liên quan đến đầu tư về ngành này vẫn chưa đủ hấp dẫn nhằm thu hút tổ chức cá nhân và doanh nghiệp đầu tư.

Định hướng và phương pháp đầu tư kệ tay đỡ có thể giúp đạt mục tiêu?

Theo chủ trương giải quyết từng vấn đề một, các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân đã thống nhất đầu tư đúng chỗ, nên bắt đầu bằng việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phục vụ, hỗ trợ cho công việc. Đồng thời còn tăng năng xuất và hiệu quả công việc, bảo vệ sự an toàn cho nhân viên khi làm việc.

Phương pháp được nêu ra chính là sử dụng kệ tay đỡ hay còn gọi là kệ Cantilever. Đây là loại kệ mà các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước rất tin tưởng sử dụng.

NGÀNH LÂM NGHIỆP NÊN NÊN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CAO HƠN

Kệ tay đỡ INPA là phương án tối ưu để khách hàng tối ưu lưu trữ kho hàng gỗ

Thiết kế kệ tay đỡ chắc chắn và bền bỉ do được sử dụng từ thép cao cấp, được phun lớp sơn tĩnh điện.

Kệ tay đỡ được sử dụng chuyên lưu trữ các hàng hóa dài và cồng kềnh, kích thước không đồng đều, đây là sự lựa chọn dành riêng cho ngành gỗ và lâm sản.

Các bộ phận kệ tay đỡ được lắp đặt tháo rời, riêng lẻ cực kỳ dễ dàng cho việc lắp ráp, di chuyển và sửa khi cần thiết. Độ tiếp cận hàng hóa của kệ tay đỡ lên tới 100% thuận lợi cho việc quản lý hàng tồn kho và xuất nhập hàng hóa.

Tham khảo: Tìm hiểu chi tiết kệ tay đỡ và ưu điểm của loại kệ này

Vì mục tiêu đã đề ra phải đạt được trong năm 2023 và vượt qua so với những gì mong đợi, kệ tay đỡ chính là phương pháp thiết thực nhất, và đem lại hiệu quả cực kỳ rõ rệt, đồng thời đầu tư và kệ tay đỡ chính là sự chọn lựa đầu tư cực kỳ đúng đắn, chắc chẵn những công năng mà kệ tay đỡ mang lại sẽ giúp giải quyết những vấn đền khó khăn còn tồn tại trong công việc của các doanh nghiệp.

zalo-img.png